Hoa là nữ hoàng tối thượng, không phải để phục vụ người
Sáng 7-12, tại Đường sách TP.HCM, họa sĩ Trần Thùy Linh có buổi nói chuyện về cuốn sách Muôn dặm đường hoa của chị. "Những người gối đầu lên hoa cỏ sẽ có giấc mơ xanh", để hoàn thành giấc mơ xanh này, nữ họa sĩ đã đi đến nhiều quốc gia để khắc họa vẻ đẹp của các loài hoa trên thế giới.
Từ Hà Nội đến nhiều địa phương khác trong cả nước, từ những lễ hội hoa ở Hà Lan đến Úc, Đức hay Mỹ là những nơi tác giả đã đi qua để thưởng thức vẻ đẹp của các loài hoa. Trần Thùy Linh chia sẻ có đến khoảng 10 mùa tết chị không ở Việt Nam mà đi chu du thế giới, ngập trong ngút ngàn hoa cỏ.

"Thấy hoa xứ lạ, tôi lại thêm thương hoa miền quen. Trong những lễ hội hoa ở xứ lạ, hoa là vua, là nữ hoàng, là tối thượng. Hoa được tôn vinh với tất cả sự trân trọng, trong không gian và môi trường của hoa, chứ không hẳn là để phục vụ người", họa sĩ chiêm nghiệm.

Tại Việt Nam, các đợt trưng bày hoa, đường hoa dịp tết hằng năm hay lễ hội hoa trong năm, vốn là nơi để tôn vinh loài hoa, lại thường có những hình ảnh không đẹp như người vặt hoa, giẫm đạp để chụp ảnh làm nát hoa. Điều đó xuất phát từ nhu cầu sử dụng hoa để phục vụ con người, không thực sự trân trọng loài hoa.

"Khi vẽ hoa, tôi luôn vẽ chân dung hoa. Tôi không thích vẽ hoa trong bình", họa sĩ Trần Thùy Linh chia sẻ quan điểm sáng tác. Chị tin rằng hoa có tâm hồn. Chị yêu rất nhiều loài hoa, trong đó có hoa sen. Bức tranh Sen đỏ được Thùy Linh vẽ liền một nét, không chỉnh sửa và không phác thảo.

"Bạn tin hay không thì tùy, nhưng khi bức tranh dần thành hình trên toan, không gian studio của tôi tràn ngập hương sen", họa sĩ kể về quá trình sáng tác bức Sen đỏ. Bức tranh này về sau được chị tặng cho một người Việt sống ở Đức, là chủ tiệm nail cũng mang tên Sen đỏ. Họ quen nhau khi ông chủ này đứng ra quyên góp tiền cho trẻ em mồ côi Việt Nam.

Trần Thùy Linh có cảm xúc đặc biệt với loài sen. Thậm chí, chị thấy loài hoa này rất "sexy", đặc biệt là những bông sen e ấp ở rừng Tràm Chim (Đồng Tháp) mà chị từng được chiêm ngưỡng.
 
(Tranh sơn dầu "Gió sen" của họa sĩ Trần Thùy Linh từng được triển lãm ở Hà Nội)
 
Năm nay 55 tuổi, họa sĩ Trần Thùy Linh cổ vũ lối sống gắn liền với việc đi. Chị ủng hộ việc đi với bất cứ động lực nào miễn hướng tới trải nghiệm đẹp, ý nghĩa. Chị đi để tìm kiếm những loài hoa khắp thế giới, còn người khác có thể tìm kiếm những điều khác.


"Đừng mang định kiến trong đầu. Không nhất thiết là còn trẻ mới được đi phượt, già chỉ có thể đi tour. Cách bạn thưởng thức là do bạn chọn. Nếu bạn thích cỏ cây và hoa lá thì không nhất thiết phải đến lâu đài, cung điện. Hãy cởi mở với mọi cách đi" - Họa sĩ Trần Thùy Linh

Từ "đời hoa", tác giả có những chiêm nghiệm về "đời người". Có lần rơi vào khủng hoảng cuộc đời, chị đến nhà một người bạn và tìm lại được cảm hứng sống khi quan sát cách sinh tồn của loài hoa rau muống...
 
(Theo Tuổi trẻ)
Tin tức khác
-	HỌC CÁCH HỌA NÊN BỨC TRANH CHO CUỘC SỐNG TỪ NHỮNG CHUYẾN ĐI.

- HỌC CÁCH HỌA NÊN BỨC TRANH CHO CUỘC SỐNG TỪ NHỮNG CHUYẾN ĐI.

Chương trình giao lưu cùng họa sĩ – tác giả Linh Trần tại buổi đọc sách “Đi như tờ giấy trắng” vừa...
Người tối giản – Hành trình trở về số 0

Người tối giản – Hành trình trở về số 0

Việc hướng về một phong cách sống tối giản và rèn luyện tư duy tối giản không chỉ giúp...
Đi như tờ giấy trắng: Đưa lối cho chuyến đi thanh xuân bất tận của bạn!

Đi như tờ giấy trắng: Đưa lối cho chuyến đi thanh xuân bất tận của bạn!

Mùa hè này, hãy để Đi như tờ giấy trắng của tác giả Trần Thùy Linh đưa lối cho chuyến đi thanh xuân...
Theo dấu chân hoa để có giấc mơ xanh

Theo dấu chân hoa để có giấc mơ xanh

Ngoài hội họa, họa sĩ Trần Thùy Linh còn có đam mê xê dịch và viết. Sau những tác phẩm Sài Gòn những...
Tọa đàm về hồi ký - tự truyện và ảnh hưởng của truyền thông, xã hội

Tọa đàm về hồi ký - tự truyện và ảnh hưởng của truyền thông, xã hội

Hồi ký - tự truyện là thể loại văn học có ở châu Âu khá sớm. Ở Việt Nam, thể loại này xuất hiện muộn...
Sống để hạnh phúc hay tồn tại?

Sống để hạnh phúc hay tồn tại?

Phải chăng vì người trẻ mải mê với học hành theo thành tích, người lớn lo chạy theo đời sống vật...
Hồi sinh Tủ sách học làm người

Hồi sinh Tủ sách học làm người

Học giả Hoàng Xuân Việt (1930 - 2014) tên thật là Nguyễn Tùng Nhân, quê ở Vĩnh Thành, Bến Tre. Ông...
Quẳng cái khuôn đi mà sống

Quẳng cái khuôn đi mà sống

“Quẳng cái khuôn đi mà sống” là một talkshow vừa diễn ra tại đường sách Nguyễn Văn Bình. Buổi giao...
Hành trình dũng cảm tìm kiếm bản thân

Hành trình dũng cảm tìm kiếm bản thân

Đây là cuốn sách hay ở chỗ sau khi đọc xong, bạn sẽ cảm thấy không biết dùng từ ngữ nào để diễn đạt...
Tác giả Gari: “Hãy để hy sinh là một món quà”

Tác giả Gari: “Hãy để hy sinh là một món quà”

Cuốn sách Đời ngắn, đừng khóc, hãy tô son (Sống và NXB Thanh Niên) là món quà không chỉ dành riêng...